Khi kích thước của xương hàm bị nhỏ lại do quá trình mất răng gây ra, sóng hàm trở nên mỏng không đủ độ dày và chiều cao thích hợp, thì cần phải tiến hành ghép xương trước khi tiến hành quá trình cấy ghép implant. Đối với những trường hợp thiếu xương trầm trọng, nếu không ghép xương thì tỉ lệ thất bại khi thực hiện cắm răng giả Implant rất cao.
Những đối tượng nào cần phải ghép xương?
Đối với những vùng xương hàm bị mất răng do bệnh nha chu, nhiễm trùng hoặc chấn thương,… trong thời gian dài sẽ xảy ra tình trạng bị tiêu xương, gây khó khăn cho việc cấy ghép implant vì không còn đủ số lượng xương cần thiết để thực thiện quá trình trồng răng cố định trụ implant.
Vì vậy,đối với những người bị mất răng lâu ngày làm xương hàm bị tiêu hao và hõm xuống thì cần chuẩn bị tâm lý xác định trước khả năng sẽ phải tiến hành ghép xương để hỗ trợ cho quá trình làm răng implant thành công.
Trường hợp nào cần ghép xương tự thân hoặc ghép xương nhân tạo?
Khi bị mất răng gây ra tình trạng tiêu xương hàm thì sẽ có 2 giải pháp để hỗ trợ quá trình cấy ghép implant thành công đó là ghép xương nhân tạo và ghép xương tự thân.
Ghép xương nhân tạo thường được chỉ định khi mức độ tiêu của bạn được xác định là ở mức độ tiêu xương nhẹ, chỉ bị tiêu một phần xương ổ răng. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định ghép bột xương nhân tạo để tiết kiệm chi phí và giảm nguy cơ giải phẫu sâu ở hàm mặt.
Ghép xương tự thân được chỉ định khi mức độ tiêu xương của bạn được bác sĩ nha khoa đánh giá là thuộc hạng nặng hoặc bệnh nhân khó thích nghi với bột xương nhân tạo. Ở giải pháp ghép xương này, cơ chế lành thương sẽ diễn ra nhanh hơn, dễ dàng tích hợp xương tại vị trí bị tiêu xương.
Kỹ thuật ghép xương tương đối phức tạp và yêu cầu tay nghề của bác sĩ thực hiện phải rất cao, bởi thế, những đối tượng bệnh nhân trong tình trạng này cần phải lựa chọn cho mình một nha khoa uy tín với những chuyên gia về cấy ghép implant thật giỏi để yên tâm điều trị cũng như để sỡ hữu một nụ cười hoàn hảo nhất.
Xem Thêm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét